Nếu như trong lễ cưới thông thường của người Việt dấu ấn tôn giáo không rõ rệt hoặc chỉ có những nghi lễ mang tính phong tục, tín ngưỡng với sự dẫn dắt là một người thân trong gia đình của hai bên thì lễ cưới của người Do Thái mang đậm tính tôn giáo với sự chủ trì của một Rabbi – thầy pháp.
Lễ cưới bắt đầu với nghi lễ ký Ketubah
Lễ ký Ketubah theo truyền thống là một khái niệm mang tính cách mạng, bảo vệ các quyền của cô dâu và áp đặt lên người chồng nghĩa vụ canh gác cho những lợi ích và quyền lợi của vợ mình. Ngày nay, khái niệm Ketubah phản ánh sự bình đẳng giữa cô dâu và chú rể, thể hiện những nghĩa vụ chung mà họ cùng phải gánh vác với nhau. Lễ ký Ketubah sẽ cần được diễn ra với sự dẫn dắt của Rabbi và những người làm chứng.
Lễ ký Ketubah theo truyền thống là một khái niệm mang tính cách mạng, bảo vệ các quyền của cô dâu và áp đặt lên người chồng nghĩa vụ canh gác cho những lợi ích và quyền lợi của vợ mình. Ngày nay, khái niệm Ketubah phản ánh sự bình đẳng giữa cô dâu và chú rể, thể hiện những nghĩa vụ chung mà họ cùng phải gánh vác với nhau. Lễ ký Ketubah sẽ cần được diễn ra với sự dẫn dắt của Rabbi và những người làm chứng.
Dù cho trang trí của Chuppah có thể khác nhau nhưng hình dáng của nó không bao giờ thay đổi trong các lễ cưới.
Chiếc khăn Tallit của ông Max được căng trên nóc của Chuppah
Đám cưới diễn ra dưới một Chuppah, biểu tượng của ngôi nhà mà Max và Thương sẽ xây dựng nên. Chuppah không có những bức tường. Hôn nhân khởi đầu chỉ với một mái nhà. Max và Thương sẽ xây dung nên những bước bằng tình yêu và tình bạn, dựa trên nền tảng là sự tôn trọng và lòng tin.
Bảng xếp chỗ ngồi với ý tưởng và thực hiện bởi cô dâu Thương. Những chiếc chìa khoá được Thương nặn thủ công bằng gốm vừa là món quà ý nghĩa vừa là những escort card để khách mời biết được vị trí ngồi của mình trong bữa tiệc.
Lễ cưới của Thương và Max trải qua 5 bước cơ bản của một lễ cưới Do Thái bao gồm: Lễ Ký Ketubah – Bảy vòng quanh chú rể – Lời chúc phúc “Krikat Erusin”- Trao và nhận nhẫn cưới dưới Chuppah – Dẫm ly thuỷ tinh – Mazel Tov
Trước khi bước vào Chuppah, Thương sẽ đi bảy vòng quanh Max. Người Do Thái tin rằng số 7 là một con số may mắn. Nghi thức này tượng trưng cho 7 lời chúc phúc và 7 ngày vũ trụ được tạo nên theo truyền thuyết của người Do Thái.
Trao và nhận nhẫn cưới:
Max đeo ngón nhân vào ngón tay trỏ bên phải của Thương, thể hiện hôn nhân là một hành động pháp lý. Sau khi đọc lời thề của mình, Max sẽ chuyển chiếc nhẫn vào vị trí vĩnh viễn của nó – ngón tay áp út bên trái của Thương, thể hiện rằng hôn nhân là hành động của tình yêu. Tương tự, Thương cũng làm y như vậy với Max. Sau đó Ketubah sẽ được trao cho cô dâu.